20 Đặc Sản Ngon Nức Tiếng khi đến Thái Nguyên
- 2 năm trước
Nhắc đến Thái Nguyên người ta lại nhớ đến câu “Chè Thái, gái Tuyên”. Cây chè như phần hồn không thể thiếu trong sản vật của vùng đất này. Tuy nhiên, Thái Nguyên vẫn còn rất nhiều đặc sản khác ngon không kém cạnh. Mời bạn hãy cùng dacsanthainguyen.com.vn khám phá xem đó là những đặc sản nào nhé.
Không ai biết tên gọi của bánh có nguồn gốc từ đâu. Nhưng nếu nói về thời gian xuất hiện thì bánh cũng phải tròm trèm 50 năm hơn. Bánh chưng Bờ Đậu khác biệt với bánh chưng vùng khác là không gói trong khuôn lá. Chỉ với đôi tay khéo léo người Bờ Đậu đã tạo nên những chiếc bánh vuông vắn, sắc cạnh.
Bánh được gói từ nếp của vùng Định Hóa, lợn rừng ở Na Rì và đậu xanh nguyên hạt vỏ mỏng. Người ta luộc bánh bằng thứ nước “giếng thần” trên núi đá. Điều này giúp bánh chưng Bờ Dậu có vị rất đặc biệt so với vùng khác. Cũng bởi thế mà có câu:
“Bánh chưng luộc nước giếng thần
Thơm ngom mùi vui có phần trời cho.”
Bánh chưa Bờ Đậu ngay nay trở món ăn ưa chuộng rộng khắp cả nước.
Cơm lam là sự sáng tạo độc đáo của đồng bào dân tộc miền núi. Chỉ từ những nguyên liệu rất đơn giản đã kết tinh thành thứ cơm ăn một lần là nhớ mãi.
Cơm lam Định Hóa ngon nhờ vào thứ nếp cái hoa vàng. Những hạt nếp chắc mẩy gặt vào tháng 9 tháng 10. Tre và nứa được lấy thân non vừa đủ dịu mà không dễ cháy. Người Định Hóa cho ba phần gạo hai phần nước suối trong rồi che kín miệng lại bằng lá chuối non.
Cơm lam khi ăn cắt thành từng khoanh. Thưởng thức với cá sấy, muối vừng đều hợp. Cơm lam có thể để cả tuần mà không gây mùi khó chịu hay thiu.
Trám đen Hà Châu là thứ đặc sản đặc biệt mà mẹ thiên nhiên đã ban tặng cho vùng đất Phú Bình. Sự phù hợp về khí hậu và thổ nhưỡng đã mang đến thứ quả ngọt bùi mà không phải nơi nào có được.
Trám ở Hà Châu đã có mặt từ hàng trăm năm nên cây nào cũng to sum sê như cổ thụ. Mùa trám đen say mê lòng người thường đến vào tháng bảy âm lịch. Những quả trám hình thoi đen nhánh, cùi vàng, nhân bên trong hạt trắng ngần.
Trám trước khi ăn thường được om cho mềm, rồi tách rời phần cùi và hạt. Cùi trám chấm với muối vừng hoặc tương nếp đã rất thơm bùi rồi. Trám có thể mang ra làm xôi trám, kho thịt cá, gỏi trám hay món nham nhám vô cùng nổi tiếng.
Nham nhám là sự kết hợp hoàn hảo giữa cùi trám, thịt ba chỉ và thịt cá chép. Rồi thêm đậu phộng rang, núc nác..là món ăn thơm ngon đủ vị rồi.
Có lẽ khó ai có thể giải thích được sự quyến rũ đến từ đâu. Mọi lời văn hay miêu tả có lẽ cũng là chưa đủ nên nếu dịp hãy ghé thăm Hà Châu và trải nghiệm bạn nhé.
Nhắc đến chè Tân Cương người ta lại nhớ ngay đến câu nói “Trà Thái gái Tuyên”. Thứ trà ngọt chát nhưng làm mát dịu không biết bao nhiêu lòng người từng uống.
Chè Tân Cương xanh đen, cuốn xoắn lại, bề mặt lá có nhiều phấn trắng. Chè đem pha có màu trong xanh, vàng nhạt, sánh và rất thơm. Người ta bảo chè Tân Cương quý không chỉ bởi giống mà còn nhờ vào quá trình chế biến công phu, tỉ mỉ. Và muốn tận hưởng hết thanh âm của trà thì khi dùng phải hội tụ đủ: Thanh, Sắc, Vị, Thần. Từng ngụm chè Tân Cương là từng giọt thanh thoát, sảng khoái tinh thần nhẹ nhàng biết dường nào.
Ngày nay những búp chè Tân Cương sấy khô là đặc sản quý mà ai ai cũng không ngại mở hầu bao về làm quà cho người thân.
Có thể nói ẩm thực là một trong những không gian đậm tinh thần sáng tạo. Ẩm thực Thái Nguyên cũng vậy, ngoài chiêu đại du khách những món quen thuộc vẫn có đâu đó những món rất độc lạ mà chỉ riêng nơi này mới có. Trong đó thì không thể bỏ qua món tương nếp Úc Kỳ.
Tương nếp ở đây được làm từ gạo nếp, đậu nành và muối trắng. Nhưng phải là thứ gạo nếp Thầu Dầu phơi đủ nắng, không gãy nát thì tương mới đạt đúng vị. Cả gạo nếp và tương đều phải trải qua quá trình ủ công phu. Những chum tương nằm huênh hoang đó cái nắng chói chang ấy lại mang đến thứ tương nhuyễn sánh như mật, lại có màu vàng đậm sóng sánh.
Tương nếp Úc Kỳ có thể chế biến hoặc ăn kèm nhiều món khác nhau. Lọ tương đậm mùi vị như thứ hương vị làng quê đặc trưng và không thể thiếu trong bữa cơm hàng ngày.
Đậu phụ Bình Long vốn được người Hưng Yên mang từ quê ra đến Thái Nguyên. Món ăn dân dã này ngon nhờ vào nguồn nguyên liệu sạch và chút bí quyết gia truyền.
Đậu Bình Long là sự kết hợp hoàn hảo giữa tỉ lệ nước chua và đậu nành. Những hạt đậu được trồng ở vùng đất Bình Long no căng, tròn đều và chắc hạt ngọt nước. Đậu phụ Bình Long đặc biệt hơn ở nơi khác là không cắt nhỏ đậu mà chỉ cắt thành những bìa đậu to những 1kg.
Đậu phụ ngọt tan trong miệng đến nỗi người ta cứ ăn mãi không chán. Nhiều người bảo có thể dùng đậu phụ Bình Long mỗi ngày mà không hề thấy ngán. Thật quá hấp dẫn phải không nào?
Nem chua vốn từ xưa đã là món ăn có từ rất lâu đời. Vì thế có thể nói tinh túy của món nem không chỉ đơn thuần là món thịt được ủ cho dậy mùi chua mà còn là một phần gắn bó thân thuộc trong ẩm thực Việt.
Nem chua Đại Từ tuy cùng tên gọi nhưng cách thưởng thức hoàn toàn khác biệt. Những chiếc nem sau khi bóc vỏ cần phải nướng trên than củi hoặc lăn trên chảo nóng. Nem chua Đại Từ có thể thưởng thức kèm lá sung, lá đinh lăng…Hoặc có thể pha nước mắm chanh ớt thưởng thức cũng rất phù hợp.
Nem chua Đại Từ là sự pha trộn giữa vị ngọt của thịt, mùi thơm lá ổi cùng vị ngay ngáy của lá chuối được làm nóng. Tất cả như một thứ hương quê khó quên mà vùng đất Thái Nguyên dành tặng du khách.
Cũng là một đặc sản ngon nhất nhì của Đại Từ nên khi đến đây và muốn tìm một món khác với nem chú thì mỳ gạo Hùng Sơn là lựa chọn hoàn hảo. Đây là thứ mỳ làm thủ công và nhờ những ưu điểm nổi trội nên được rất nhiều người ưa chuộng.
Mỳ gạo ở đây không dùng hóa chất vì vậy luôn có màu trắng tự nhiên. Mặt khác độ dẻo dai của mỳ đến từ đặc tính của gạo hoàn toàn không sử dụng hàn the. Mỳ gạo Hùng Sơn dù có chế biến quá lửa cũng không bị bở và vẫn đảm bảo được sự thơm ngon vốn có.
Món tôm cuốn đơn giản nhưng tinh tế của Thừa Lâm được người Thái Nguyên khéo léo xếp vào hàng món ăn truyền thống. Cùng Vietflavour khám phá xem món ăn này có gì nhé.
Tôm cuốn Thừa Lâm là sự kết hợp của sinh vật trên rừng dưới biển: tôm, trứng gà, giò nạc, thịt mỡ…Món này xem ra không khác gỏi cuốn của miền xuôi là bao. Điểm khác biệt có lẽ là phần tôm được chiên lên. Rồi xếp tất cả nguyên liệu làm thành một cuốn thật nhiều màu sắc.
Giữa những mâm cao cỗ đầy tôm cuốn Thừa Lâm như một sự khơi dậy vị giác nguyên bản nhất.
Lên Thái Nguyên đến vùng Võ Nhai người ta không khỏi thắc mắc về loại bánh có tên lạ lẫm: cóoc mò. Thực ra đây là tiếng Tày có nghĩa là bánh sừng bò. Đến đây chắc bạn đã có thể hình dung về hình dáng của bánh rồi phải không nào.
Bánh cóoc mò được làm bằng gạo nếp giã với lạc, nước suối trong và gói lại thành hình sừng bò bằng lá dong hoặc lá chuối. Bánh cóoc sau khi nấu chín có màu xanh nhạt, bánh có mùi thơm đồng nội quyện lại giữa nếp, lá…Tuy không có nhân nhưng thử cắn một miếng bánh nhỏ bạn sẽ thấy sự dai bùi và cả vị béo nhẹ của lạc giã.
Một xâu bánh cóoc mò là thứ quà quê no căng bụng đối với trẻ con. Và là thứ quà đặc biệt mà bạn có thể mang về từ những phiên chợ khi ghé thăm Thái Nguyên.
Nhắc đến Thái Nguyên nếu quên đi món bánh ngải thì quả là thiếu sót lớn. Bánh ngải có mặt ở nhiều vùng quê tuy nhiên khi đến với Thái Nguyên thì bánh ngải lại mang hương vị rất riêng biệt.
Bánh ngải làm từ nếp hương được lựa chọn kỹ lưỡng. Bột bánh được giã công phu cùng lá ngải để đạt độ dẻo dai và màu đẹp mắt. Bánh ngải không có nhân nhưng ăn không ngấy mà rất mát và ngọt.
Bánh ngải Thái Nguyên thường được ăn kèm cùng đường phên cạo nhỏ hòa với hạt kê đã rang. Mùi vị của món bánh này là một trong các thứ quyến rũ khó quên của ẩm thực Thái Nguyên.
Bên cạnh trà xanh thì trà đen là một mặt hàng làm nên tên tuổi của thứ “chè Thái” ngon nức lòng.
Trà đen Thái Nguyên được chế biến qua nhiều công đoạn và kiểm tra nghiêm ngặt. Điều này cũng không quá khó hiểu khi trà đen là thứ thức uống được phương Tây ưa chuộng. Một tách trà đen chứa lượng cafein nhiều nhất trong các thứ trà. Trà đen không chỉ là thứ quà mời khách mà còn là món quà ngát hương cho người thân, bạn bè.
Người Dao ở Thái Nguyên có món xôi thập cẩm vô cùng đẹp mắt mà thoáng nhìn qua ai cũng muốn thưởng thức một lần.
Những hạt gạo được mang về từ nương rẫy và lựa hạt đẹp nhất để đồ xôi. Xôi thập cẩm Thái Nguyên có màu sắc đẹp tự nhiên đến từ cây cỏ. Màu tím là màu lá cẩm và nước gio, màu vàng của nghệ, màu hồng của lá cẩm, màu đỏ của gấc…Khi nấu ngườ Dao tuân thủ theo quy tắc riêng biệt: màu sẫm nhất ở dưới cùng rồi màu trắng ở trên. Xôi khi chín được bày ra trên cũng một đĩa với nhiều màu sắc thật bắt mắt.
Điều kiện thích hợp nên ở Thái Nguyên quanh năm luôn có măng để thưởng thức. Nhưng phổ biến nhất phải kể đến Măng Nứa Vũ Chấn. Thứ măng vừa nhú lên khỏi mặt đất mang lại hương vị khó quên cho ai từng thưởng thức.
Vũ Chấn là xã nằm phía Tây Bắc của huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên với độ cao gần 1.000m so với mực nước biển. Thiên nhiên ban tặng cho nơi đây không khí mát mẻ quanh năm, đất đai màu mỡ, động thực vật vô cùng phong phú.
Cây Nứa được phát triển ở nơi đây như một món quà mà thiên nhiên ban tặng cho Vũ Chấn; Từ điều kiện khí hậu, chất đất và nguồn nước giàu khoáng chất đã sản sinh ra những cây Măng với chất lượng tuyệt hảo, khác biệt hoàn toàn so với măng nứa ở các vùng khác. Chính vì vậy, Cây Nứa luôn được người dân nơi đây chân quý, Măng Nứa Vũ Chấn trở thành đặc sản vô cùng giá trị của người dân Thái Nguyên.
Nói đến những đặc sản núi rừng khi đến Thái Nguyên thì không thể bỏ qua Mật Ong Khoái
Thứ mật mang hương vị hoa của núi rừng nguyên sinh thơm ngát và vô cùng giàu Kháng Sinh tự nhiên. Mật Ong Khoái Thái Nguyên được lấy theo phương pháp thủ công và không pha trộn tạp chất. Người ta yêu thích màu vàng trong veo sóng sánh này như một cách trân trọng công sức người lấy mật.
Với nhiều công dụng cùng với sự nguyên chất vốn có Mật Ong Khoái Thái Nguyên nhận được sự ưa chuộng của rất nhiều du khách gần xa.
Rau bò khai còn có nhiều tên gọi khác: dây dương, rau nghiến, long châu sói, rau ngót leo… Rau có hình dạng như rau ngót nhưng ngọn to mềm và mập hơn.
Người ta thường dùng phần ngọn và lá non rau bò khai để chế biến món ăn. Rau có mùi vị khai đặc trưng nên khi chế biến người ta thường vò lá cho át bớt mùi. Tuy nhiên sự ngon ngọt của rau luôn khiến người ta thèm thuồng mà quên đi mùi vị khó ngửi này.
Huyện vùng cao Võ Nhai, Định Hóa của Thái Nguyên với đặc sản chuối rừng rất nổi tiếng.
Trong các loại chuối rừng thì chuối hột rừng mang lại công dụng chữa bệnh vô cùng quý báu. Những cây chuối mơn mởn không qua phân thuốc cứ thế lớn lên và đem quả ngọt cho đời. Nhiều người mách cứ quả chuối nào nhỏ và nhiều hạt thì quả đó lại được vị thuốc hơn cả.
Chuối rừng Thái Nguyên như thứ quà vùng cao đầy sự quan tâm mà du khách mang về tặng nhau sau mỗi dịp du lịch.
Nấm Hương Võ Nhai về hình thức cũng giống như các loại nấm hương khác nhưng về hương vị thì những ai đã thưởng thức một lần chắc sẽ không thể quên được mùi vị đặc biệt này. Nấm sau khi ngâm trong nước và sau khi xào nấu vẫn giữ được mùi thơm rất đặc trưng của núi rừng Võ Nhai.
Mộc nhĩ rừng nguyên là một loại nấm mọc hoang tự nhiên trên những thân gỗ mục trên rừng đồng bào dân tộc đi nương rẫy, đi lấy củi…gặp lấy về phơi nên nhìn không to đều được như mộc nhĩ cấy mà là cái to cái nhỏ. Mộc nhĩ là đặc sản vùng núi Thái Nguyên, tự nhiên và rất thơm ngon.
Xếp thứ hai sau chè Thái Nguyên là gạo bao thai. Thứ gạo này được trồng nhiều ở vùng Định Hóa.
Gạo bao thai gieo từ tháng 5 đến tháng 11 mới thu hoạch. Những hạt lúa trắng tròn mang đến vị ngọt, thơm dẻo dai không vị nào sánh bằng. Các sản phẩm chế biến từ gạo bao thai như mỳ, bánh đa, phở…cũng đều mang hương vị rất đặc trưng.
Gạo bao thai Định Hóa được cục sở hữu trí tuệ công nhận nhãn hiệu tập thể năm 2007. Đây như một sự chứng nhận về chất lượng và niềm lao động đáng trân trọng của người Thái